Tel: ( +84.24)38.512425 - Fax: ( +84.24) 38.512778

119 năm ngành xi măng liên tục “chuyển mình” lớn mạnh cùng đất nước

Cập nhật: 13:28 | 04/01/2019

Suốt 119 năm xây dựng và trưởng thành, cho đến nay đã quy tụ gần 100 đơn vị thành viên trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước.  

Hình thành cái nôi đầu tiên của ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam, ngày 25/12/1899 trên mảnh đất ngã ba Sông Cấm và kênh đào Hạ Lý, nhà máy Xi măng Hải phòng chính thức được khởi công xây dựng, với công suất 20.000 tấn/năm, vào năm 1902 Nhà máy đi vào hoạt động sau 3 năm được xây dựng, năm đầu sản xuất 12.000 tấn xi măng. Đến năm 1925 xây dựng xong 15 lò đứng công suất 150.000 tấn/ năm; đến năm 1927 mở rộng sản xuất khởi công xây dựng 4 lò quay công nghệ ướt. Sau 6 năm 4 lò quay này được hoàn thành và đi vào hoạt động, công suất 200-300 tấn/ngày. Năm 1939, xi măng Hải Phòng mang thương hiệu Rồng Xanh, Rồng Đỏ đã xuất khẩu 305.000 tấn xi măng sang Trung Quốc, Malaysia, Hà Lan, Ấn Độ, Philipin và Tân Tây Lan…

Xây dựng phát triển Đất nước.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới, nhà máy xi măng Hải Phòng là nhà máy xi măng duy nhất ở miền Bắc sản xuất và cung cấp xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước. Miền Nam có nhà máy xi măng Hà Tiên được xây dựng năm 1960, khánh thành năm 1964 và trong gần 1 thế kỷ trước, thương hiệu con Rồng của xi măng Hải Phòng đã nổi tiếng trong và ngoài nước.

119 nam nganh xi mang lien tuc chuyen minh lon manh cung dat nuoc

Nhà máy Xi măng Hải Phòng năm 1959

Năm 1927, tổ chức Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội được thành lập tại Nhà máy. Tháng 8/1929, chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng của Xi măng ra đời. Ngày 8/1/1930, công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng đã tổ chức cuộc đình công lớn đòi tăng lương, giảm giờ làm, trả lương đúng kỳ, chống đánh đập. Cuộc đình công đã giành được những thắng lợi quan trọng. Giai cấp công nhân nói chung trong đó có công nhân ngành xi măng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã không ngừng lớn mạnh.

Đầu những năm 80 thế kỷ trước, ngành Xi măng Việt Nam có thêm nhà máy Xi măng Bỉm Sơn và Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch đi vào hoạt động. Cùng với việc thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp Xi măng Việt Nam nay là TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam từ ngày 01/4/1980, đội ngũ công nhân ngành Xi măng tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của thế hệ công nhân Xi măng đã tâm huyết, không quản ngày đêm, đem hết sức lực cống hiến thậm chí hy sinh cả xương máu cho công cuộc xây dựng phát triển ngành xi măng; nhiều phong trào thi đua hành động cách mạng, với khẩu hiệu “Hãy sản xuất thật nhiều xi măng cho Tổ quốc” công nhân xi măng đã góp phần tích cực vào sứ mệnh hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế đất nước sau chiến tranh, xây dựng phát triển Đất nước đứng vững trong thời kỳ các nước Tư bản đế quốc đang bao vây và áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam.

Từ năm 1996, Hiệp hội Xi măng Việt Nam ra đời, cho đến nay đã quy tụ gần 100 đơn vị thành viên trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước. Trong đó, Ngành Xi măng Việt Nam tiếp tục có thêm các nhà máy xi măng mới hiện đại như Xi măng Bút Sơn, Xi măng Hoàng Mai, Xi măng Tam Điệp, Xi măng Phúc Sơn, Xi măng Sông Gianh, Xi măng Chinh Phong, Xi măng Nghi Sơn, Xi măng Holcim, Xi măng Cẩm Phả, Xi măng Xuân Thành, Xi măng Thành Long...

Trải qua 119 năm xây dựng phát triển và gần 40 năm thành lập VICEM, hiện nay VICEM có 10 nhà máy sản xuất Xi măng với 16 dây chuyền sản xuất, công suất 24 triệu triệu tấn xi măng/năm.

Trong qua trình phát triển với Vicem từ năm 2010 cho đến nay, đây là thời kỳ tăng tốc ứng dụng công nghệ để nâng công suất được tiếp tục đầu tư, đón nhận thêm các nhà máy xi măng hiện đại mới: Xi măng Hoàng Thạch 3, Xi măng Bút Sơn 2, Xi măng Bỉm Sơn mới, Xi măng Bình Phước, các trạm nghiền Long An, Cam Ranh, Phú Hữu, tiếp tục thực hiện tốt vai trò điều tiết, bình ổn thị trường xi măng trong nước và gần đây Vicem tiếp nhận thêm Xi măng Hạ Long, Xi măng Sông Thao từ các Tổng công ty trực thuộc Bộ Xây dựng, theo chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp do Chính Phủ và Bộ Xây dựng chỉ đạo... đưa tổng công suất của Vicem lên trên 24 triệu tấn, cùng xây dựng chung một thương hiệu Vicem kiến tạo tương lai, bền vững với thời gian, sản phẩm của Vicem tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

119 nam nganh xi mang lien tuc chuyen minh lon manh cung dat nuoc
119 nam nganh xi mang lien tuc chuyen minh lon manh cung dat nuoc

Vicem nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ nội địa,giành 36% thị phần xi măng của cả nước

Khẳng định thương hiệu kiến tạo tương lai.

Theo ông Bùi Hồng Minh - Tổng Giám đốc Vicem cho biết: Hiện nay, nguồn cung xi măng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên. các nhà máy của Vicem đã chủ động điều tiết các hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh để duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh. Nhận thấy rõ những thách thức, ngay từ đầu năm, Ban lãnh đạo Vicem đoàn kết siết chặt đội hình về kỹ thuật và chia sẻ kỹ năng bán hàng để cùng phát triển. Đồng thời chủ động thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ; thực hiện cân đối năng lực sản xuất, thị trường, các thương hiệu lớn để điều phối, phân bổ lượng xi măng trong cả nước, phát huy thương hiệu mạnh dẫn đầu thị trường, tối ưu hóa về logistics, định hướng phát triển thị trường bền vững.

Trong đó, TCty công nghiệp xi măng Việt nam (Vicem) với vai trò là trụ cột của ngành xi măng Việt Nam, chiếm 36% thị phần xi măng của cả nước, Vicem xác định tăng trưởng sản lượng doanh thu đóng góp vào tăng trưởng của ngành xây dựng nói riêng và kinh tế nói chung dựa trên 3 trụ cột là phát huy tối đa nội lực, bảo vệ môi trường, cam kết xã hội. Trong chiến lược phát triển của mình, Vicem đang nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. tối ưu hóa các dây chuyền hiện đại, cải tạo cải thiện các nút thắt trong công nghệ để nâng cao hiệu suất, nâng cao tiết kiệm chi phí tăng năng suất lao động.

Năm nay, Vicem đột phá thay đổi bước ngoặt nằm trong chiến lược. Quyết định đổi mới hình thức vỏ bao bì sản phẩm cho 10 đơn vị thành viên mang thương hiệu Vicem gồm: Vicem Hải Phòng, Vicem Hoàng Thạch, Vicem Bút Sơn, Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Mai, Vicem Tam Điệp, Vicem Hải Vân, Vicem Hạ Long, Vicem Hà Tiên, Vicem Sông Thao. Từ ngày 14/10/2018, có đồng loạt “thay áo”, đổi sang vỏ bao mới. Sau khi Vicem quyết liệt bỏ phân vùng tiêu thụ thì việc thay đổi thiết kế vỏ bao mới là động thái tiếp theo của đơn vị trong lộ trình phát triển và củng cố thương hiệu. Dù áp dụng được gần 3 tháng nhưng các đại lý, nhà phân phối và khách hàng đón nhận rất tích cực. Nhiều ý kiến nhận xét, thiết kế của vỏ bao mới đơn giản, Logo nổi bật dễ nhận biết, bền đẹp và thân thiện với môi trường. Cùng đó, Vicem đang thực hiện kế hoạch số hóa các nhà máy xi măng; đồng thời lắp hệ thống quan trắc môi trường đảm bảo sự phát triển.

Chỉ còn mấy ngày nữa là kết thúc năm cũ, toàn hệ thống Vicem đang nỗ lực cao độ trong thời gian còn lại của năm 2018 để hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Con số tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng dự kiến ở mức trên 11% so với cùng kỳ và vượt 5 % so với kế hoạch.

Diễm Hương

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp